- Giới Thiệu Vitours
- Các lễ hội chính ở Bình Định
- Các lễ hội chính ở Khánh Hòa
- Các lễ hội chính ở Gia Lai
- Các lễ hội chính ở Đồng Nai
- Các lễ hội chính ở Bình Thuận
- Các lễ hội chính ở Lâm Ðồng
- Các lễ hội chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Các lễ hội chính ở Bình Dương
- Các lễ hội chính ở Bình Phước
- Các lễ hội chính ở Tây Ninh
- Các lễ hội chính ở Đồng Tháp
- Các lễ hội chính ở Ninh Thuận
- Các lễ hội chính ở Thành phố Cần Thơ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, Đoan Ngũ hay Trùng Nhĩ là ngày lễ giữa năm để phòng bệnh và trừ tà (ngày thay đổi thời tiết xuân sang hè dễ gây bệnh). Vào ngày “giết sâu bọ” mọi người phải dậy sớm ăn rượu nếp cái và hoa quả. Lễ được thực hiện vào giữa trưa giờ Ngọ.
Hội cầu phúc của người Thái Mai Châu. Các nhà đều sắm cỗ cúng bày ở miếu thờ chung theo nguyên tắc: Năm trước cúng gà, năm sau cúng lợn. Đến chiều, mỗi nhà mổ 2 con gà để cúng Thổ công (để trong nhà) và cúng Thổ địa (đặt ngoài ruộng.
Lễ hội mang tính chất cầu mùa, cầu phúc. Nam nữ thanh niên rủ nhau đi hái hoa mừng xuân, vui thơ, ca hát, đánh đàn thổi kèn, múa xiếc,...
Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng.
Các trưởng họ mang sản phẩm đồng, bạc chạm dâng lên bàn thờ, dâng hương tổ sư, thắp hương của người đồng niên (49 tuổi), hát ả đào, ném cướp cây bông.