- Giới Thiệu Vitours
- Các lễ hội chính ở Bình Định
- Các lễ hội chính ở Khánh Hòa
- Các lễ hội chính ở Gia Lai
- Các lễ hội chính ở Đồng Nai
- Các lễ hội chính ở Bình Thuận
- Các lễ hội chính ở Lâm Ðồng
- Các lễ hội chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Các lễ hội chính ở Bình Dương
- Các lễ hội chính ở Bình Phước
- Các lễ hội chính ở Tây Ninh
- Các lễ hội chính ở Đồng Tháp
- Các lễ hội chính ở Ninh Thuận
- Các lễ hội chính ở Thành phố Cần Thơ
Các lễ hội chính ở Bắc Ninh
Các trưởng họ mang sản phẩm đồng, bạc chạm dâng lên bàn thờ, dâng hương tổ sư, thắp hương của người đồng niên (49 tuổi), hát ả đào, ném cướp cây bông.
Các lễ hội chính ở Bắc Ninh
Hội Đại Bái
Thời gian: 29/9 âm lịch.
Địa điểm: Xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Ông tổ nghề đúc đồng, chạm bạc - Nguyễn Công Truyền.
Đặc điểm: Các trưởng họ mang sản phẩm đồng, bạc chạm dâng lên bàn thờ, dâng hương tổ sư, thắp hương của người đồng niên (49 tuổi), hát ả đào, ném cướp cây bông.
Hội Đậu
Thời gian: 18/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Ông Bính, một vị tướng thời Hùng Vương thứ 18.
Đặc điểm: Rước lớn, thi thả diều, bơi chải.
Hội Đồng Kỵ
Thời gian: 4/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng Hùng Huy Vương.
Đặc điểm: Lễ rước mô hình quả pháo (được gọi là ông Quan Đám).
Hội đình Đình Bảng
Thời gian: 14 - 15/2 âm lịch.
Địa điểm: Đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thờ núi, thần nước, thần đất và 6 nhân thần có công dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh.
Đặc điểm: Tế thần, đấu vật, chọi gà.
Hội đền Cao Lỗ Vương (Hội làng Đại Than)
Thời gian: 10/3 âm lịch.
Địa điểm: Làng Đại Than, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Cao Lỗ, tướng giỏi của An Dương Vương.
Đặc điểm: Lễ rước thần của 7 làng cùng thờ Cao Lỗ và tổ chức đua thuyền trên sông Lục Đầu.
Hội Bồ Sơn
Thời gian: 9 - 12/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Bò, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm: Mời chạ kết nghĩa tới, hát nghi lễ, hát giao duyên.
Hội chùa Bút Tháp
Thời gian: 23-24/3 âm lịch
Địa điểm: Xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật
Đặc điểm: Lễ cúng Phật; lễ dâng hương; lễ cúng đàn trần tế cầu phúc; lễ cúng Tổ; hát quan họ trên thuyền; hội thi thả chim bồ câu.
Hội chùa Dâu
Thời gian: 8/4 âm lịch.
Địa điểm: Xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Phật Mẫu Man Nương và bốn con gái bà là Pháp Vân (Mây - Bà Dâu - thờ ở chùa Dâu), Pháp Vũ (Mưa - Bà Đậu - thờ ở chùa Thành Đạo), Pháp Lôi (Sấm, Sét - Bà Tương - thờ ở chùa Phi Tương), Pháp Điện (Chớp - Bà Dàn - thờ ở chùa Phương Quan).
Đặc điểm: Lễ rước lớn, múa rồng.
Hội chùa Phật Tích
Thời gian: 4/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Phật Bà Quan Âm và Lý Thánh Tông.
Đặc điểm: Lễ Phật, nghe giảng kinh, cầu yên, cầu phúc, thăm di tích.
Hội chùa Tổ (chùa Phúc Nghiêm)
Thời gian: 18 - 23/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Vạn Ty, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Phật Mẫu Man Nương.
Đặc điểm: Đọc kinh, rước oản, dâng hương lễ Phật, thi oản, thi vật, thi dệt, đua thuyền và diễn xướng dân gian.
Hội chen làng Nga Hoàng
Thời gian: 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Nga Hoàng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Linh Sơn Mỵ Nương.
Đặc điểm: Nam nữ chen nhau cả khi tế lễ và rước thần quanh làng.
Hội Du xuân
Thời gian: 8/1 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm: Bốn làng từng chung sức đuổi cướp giữ làng, giúp nhau sản xuất. Trước hội bốn làng đã giúp nhau cấy lúa. Ngày 8/1, bốn làng cùng mở hội tế thần và cùng dự tiệc. Lễ hội có trò kéo co, đấu vật, đánh cờ, hát chèo.
Hội Khám
Thời gian: 7/4 âm lịch.
Địa điểm: Làng Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Ba thành hoàng: Lạc Long Quân, Tri Sơn (Sơn thần), Tri Thủy (Thủy thần).
Đặc điểm: Lễ rước Lạc Long Quân về đình, hội đồng Thành hoàng, tế lễ cầu mùa, đón trận mưa đầu mùa.
Hội làng Đông Hồ
Thời gian: 15/3 âm lịch.
Địa điểm: Làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng, tổ nghề.
Đặc điểm: Trưng bày và bán tranh dân gian Đông Hồ trong sân đình. Dựng một cầu bằng tranh trong đình tượng trưng cho sự giao lưu, hòa hợp.
Hội làng Đức Vua Bà
Thời gian: 7/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Viêm Xá (làng Diềm), xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Đức Vua Bà (bà tổ của dân ca quan họ).
Đặc điểm: Lễ giỗ tổ quan họ có hát quan cầu đảo, quan họ trùm đầu, và trò chơi cướp quả cầu nước.
Hội làng Bùi
Thời gian: 28/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Bùi, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật.
Đặc điểm: Lễ phật và hát quan họ trên thuyền.
Hội làng Hữu Chất
Thời gian: 9/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Hòa Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Trương Hống, Trương Hát.
Đặc điểm: Hát quan họ, chơi kéo co.
Hội làng Long Khám
Thời gian: 7/2 âm lịch.
Địa điểm: Làng Long Khám, xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Lý Phủ Quan (thời Tiền Lý).
Đặc điểm: Diễn lại chiến tích của thành hoàng làng. Tục cướp cây mộc tất (cây sơn). Cuộc cướp chỉ dành cho các cụ trên 50 tuổi, chạy ra cánh đồng rồi về đình, có thể cướp thâu đêm suốt sáng.
Hội làng Tư Thế
Thời gian: 9/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng trông coi nghề nông.
Đặc điểm: Trò Xe Táo quân và ông Táo ra xem thi nấu cơm, làm món ăn.
Hội làng Yên Mẫn
Thời gian: 10 - 12/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Trương Hống, Trương Hát.
Đặc điểm: Cầu mùa, hát quan họ, chạy (kéo) chữ, chơi cướp cầu.
Hội Lim
Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch
Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.
Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ
Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.
Hội thả chim bồ câu
Thời gian: 27/3 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đặc điểm: Thi từng đàn 10 con (5 đôi đực cái) vào cuối xuân, trời trong không mây, ít gió, mùa vắng bóng chim cắt, diều hâu (hay đánh chim bồ câu). Các vùng chơi nổi tiếng: Hoàng Mai, Đông Anh (Hà Nội), sông Đuống, Vùng Dâu (Bắc Ninh).
Hội Thị Cầu
Thời gian: 7 - 16/8 âm lịch. Chính hội 10/8 âm lịch.
Địa điểm: Đền Kim, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Thánh Tam Giang.
Đặc điểm: Lễ rước nước từ sông Cầu lên đền, rước kiệu, rước Thánh từ đền Kim sang chùa và đình, hát thờ vào đêm 8/8 âm lịch, thi làm cỗ (món ăn mới lạ, ngon, sạch, bày đẹp sẽ đoạt giải), thi làm cỗ liên quan đến nghi thức cầu mưa, thi thả chim bồ câu.
Lễ đền Bà Chúa Kho
Thời gian: 14/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng.
Đặc điểm: Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) "cầu tài phát lộc".
Lễ hội đền Đô
Thời gian: Ngày 15/3 âm lịch.
Địa điểm: Làng Ðình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18 km.
Đối tượng suy tôn: 8 vị vua nhà Lý.
Đặc điểm: Rước 8 cỗ kiệu ngựa mang bài vị của 8 vị vua triều Lý từ chùa Dận về Đền Đô; Lễ dâng hương và đại lễ đăng quang. Hát quan họ, hát tuồng, đấu vật, nấu cơm niêu đất, gói bánh phu thê.
Hội chùa Tam Sơn
Thời gian: 8 - 12/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, trạng nguyên Nguyễn Phan Quang, tiết nghĩa Đại Vương Nguyễn Tự Cường, các tiến sĩ của làng, công chúa Thuần Dương, Thổ địa, Quan Công.
Đặc điểm: Múa rối nước, cờ bỏi, chọi gà, đập nồi niêu (đựng trấu, nước), thi hát quan họ.