- Giới Thiệu Vitours
- Các lễ hội chính ở Bình Định
- Các lễ hội chính ở Khánh Hòa
- Các lễ hội chính ở Gia Lai
- Các lễ hội chính ở Đồng Nai
- Các lễ hội chính ở Bình Thuận
- Các lễ hội chính ở Lâm Ðồng
- Các lễ hội chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Các lễ hội chính ở Bình Dương
- Các lễ hội chính ở Bình Phước
- Các lễ hội chính ở Tây Ninh
- Các lễ hội chính ở Đồng Tháp
- Các lễ hội chính ở Ninh Thuận
- Các lễ hội chính ở Thành phố Cần Thơ
Các lễ hội chính ở Thừa Thiên-Huế
Lễ kỳ phước, rước bài vị các tộc trưởng, lễ túc yết (gồm đọc văn tế, múa bông, dâng hương). Lễ vật gồm mao, huyết, bò, lợn cả con, cúng xong đặt ít quả phẩm lên thuyền giấy cho trôi sông. Tục kiêng vào rừng và cấm lửa từ sáng đến chiều.
Các lễ hội chính ở Thừa Thiên-Huế
Hội đình làng Phú Xuân
Thời gian: 5 - 6/6 âm lịch
Địa điểm: Đường Thái Phiên, phường Tây Lộc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tượng suy tôn: Các vị thần khai sáng làng.
Đặc điểm: Tế tam sinh.
Hội An Truyền
Thời gian: 16/7 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh Hồ Quảng Lãnh và các họ Nguyễn, Huỳnh, Đoàn.
Đặc điểm: Rước thần, chơi đánh cờ, chọi gà.
Hội làng Cổ Bi
Thời gian: 23/5 âm lịch
Địa điểm: Làng Cổ Bi, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh
Đặc điểm: Rước sắc phong từ miếu Dinh ra đình làng, đánh cờ, chọi gà.
Hội làng Chí Long
Thời gian: 12 - 13/6 âm lịch. Chính hội 13/6 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Bà Đại Căng (thế kỷ 15) có công đưa 4 trưởng tộc (Lê, Nguyễn, Võ, Trần) vào khai hoang chiêu lập dân ấp.
Đặc điểm: Lễ kỳ phước, rước bài vị các tộc trưởng, lễ túc yết (gồm đọc văn tế, múa bông, dâng hương). Lễ vật gồm mao, huyết, bò, lợn cả con, cúng xong đặt ít quả phẩm lên thuyền giấy cho trôi sông. Tục kiêng vào rừng và cấm lửa từ sáng đến chiều.
Hội Minh Hương
Thời gian: 14 - 16/7 âm lịch.
Địa điểm: Làng Minh Hương, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thần khai canh.
Đặc điểm: Lễ rước thần, đua thuyền, ba năm có tế lớn.
Hội Thái Dương
Thời gian:23/12 âm lịch.
Địa điểm:Làng Thái Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn:Thái Dương thần nữ (Tảng đá thần linh ứng).
Đặc điểm: Rước Bà về dinh Thái Dương làm lễ tế giàn.
Hội Thanh Phước
Thời gian: 22/6 âm lịch.
Địa điểm: Làng Thanh Phước, xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thành hoàng làng là Phan Niệm, người theo vua Lê Thánh Tông vào Bình Chiêm đánh giặc, Kỳ Thạch phu nhân (nữ thần đá) được thờ ở miếu.
Đặc điểm: Lễ rước
Hội vật võ làng Sình
Thời gian: 9 - 10/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đặc điểm: Hội vật truyền thống.
Hội xuân Gia Lạc
Thời gian: 1 - 3/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Định Viễn Công, hoàng tử thứ 6 con vua Gia Long.
Đặc điểm: Hội vui xuân, chỉ họp trong 3 ngày Tết hàng năm.
Lễ hội điện Hòn Chén
Thời gian: 3/3 âm lịch và tháng 7 âm lịch.
Địa điểm: Núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu (Mẹ xứ sở), vị Thần sáng tạo ra đất đai, cây cối, rừng gỗ quý và dạy dân cách trồng trọt.
Đặc điểm: Lễ rước lớn bằng thuyền trên sông Hương.
Lễ hội Cầu Ngư ở Thai Dương Hạ
Thời gian: 12/1 âm lịch
Địa điểm: làng Thai Dương Hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá, có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
Đặc điểm: lễ tế thần linh, lễ cầu ngư, đua trải.
Lễ tế Phong Sơn
Thời gian: 7/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Thần đá.
Đặc điểm: Lễ khai nguồn: đầu năm dân buông lưới hoặc vào rừng (bằng đường nước) săn bắn.
Lễ Thu tế làng Dương Nỗ
Thời gian: Tháng 7 âm lịch
Địa điểm: Làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang, Thừa Thiên-Huế
Đối tượng suy tôn: Thiên Y A Na, Cao Các Ðại vương, Ngũ Hành tiên nương, Bổn thổ Thành hoàng
Đặc điểm: Lễ cung nghinh, Lễ rước, Lễ tế, lễ tống thần