- Giới Thiệu Vitours
- Các lễ hội chính ở Bình Định
- Các lễ hội chính ở Khánh Hòa
- Các lễ hội chính ở Gia Lai
- Các lễ hội chính ở Đồng Nai
- Các lễ hội chính ở Bình Thuận
- Các lễ hội chính ở Lâm Ðồng
- Các lễ hội chính ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Các lễ hội chính ở Bình Dương
- Các lễ hội chính ở Bình Phước
- Các lễ hội chính ở Tây Ninh
- Các lễ hội chính ở Đồng Tháp
- Các lễ hội chính ở Ninh Thuận
- Các lễ hội chính ở Thành phố Cần Thơ
Các lễ hội chính ở Hải Phòng
Thi đánh pháo đất. Mỗi cỗ pháo được 3 hay 4 người nhào luyện kỹ, nặng khoảng 25 - 30kg. Khi có hiệu lệnh người chơi nâng pháo lên cao rồi giáng xuống đất. Pháo nào có cánh pháo đất dài nhất không bị đứt đoạn là thắng cuộc.
Các lễ hội chính ở Hải Phòng
Hội đền phò mã (Đền Dẹo)
Thời gian: 15/1 âm lịch.
Địa điểm: Thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Danh tướng Lại Văn Thành, tướng giỏi thời nhà Trần (chống Nguyên Mông, được phong Đô úy Thượng phẩm đại liên ban).
Đặc điểm: Lễ tế tưởng nhớ công tích của danh tướng.
Hội đánh pháo đất
Thời gian: 3/8 âm lịch.
Địa điểm: Các xã Tân Hưng, Tam Đa, Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.
Đặc điểm: Thi đánh pháo đất. Mỗi cỗ pháo được 3 hay 4 người nhào luyện kỹ, nặng khoảng 25 - 30kg. Khi có hiệu lệnh người chơi nâng pháo lên cao rồi giáng xuống đất. Pháo nào có cánh pháo đất dài nhất không bị đứt đoạn là thắng cuộc.
Hội đình Đồng Lý
Thời gian: 8 - 12/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Sử Quyên (tướng thời Hai Bà Trưng).
Đặc điểm: Rước bài vị, tế lễ, cờ tướng, chọi gà.
Hội đình Dư Hàng
Thời gian: 18/2 âm lịch.
Địa điểm: Phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Ngô Quyền.
Đặc điểm : Hát chèo, ca trù, chầu văn.
Hội đình Hạ
Thời gian: 20/8 âm lịch.
Địa điểm: Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Chúa Liễu, Nguyễn Công Trứ.
Đặc điểm: Tế lễ, dâng hương.
Hội đình Nhu Thượng
Thời gian: 6 - 8/3 âm lịch.
Địa điểm: Xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Mai Thị Câu, Mai Kỳ Sơn, hai chị em ruột (con Mai Hắc Đế)
Đặc điểm: Đấu vật, thi bắt vịt.
Hội đình Tri Yếu
Thời gian: 7 - 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Xã Đặng Cương, huyện An Dương, Tp. Hải Phòng.
tượng suy tôn: Cao Sơn, Quí Minh và Chàng Rồng - Thần bản trang sở tại giúp vua Hùng đánh Thục.
Đặc điểm: Tế thần, thi bánh chưng, bánh giầy, đấu vật.
Hội đền An Lư
Thời gian: 11/11 âm lịch.
Địa điểm: Xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Trần Hưng Đạo, An sinh vương Trần Liễu (thân phụ Trần Hưng Đạo), Tuệ Tĩnh (danh y).
Đặc điểm: Lễ cúng tế, lễ dâng hương, chơi đánh đu, hát đúm nam nữ, chọi gà, cờ tướng.
Hội đền Giải
Thời gian: 20/11 âm lịch.
Địa điểm: Huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Hai vị tướng nhà Trần là Trần Quốc Thành và Trần Quốc Diễn.
Đặc điểm: Rước, tế, cờ tướng, chọi gà, diễn chèo.
Hội đền Hạ Lũng
Thời gian: 16 - 18/1 âm lịch.
Địa điểm: Phường Đằng Hải, quận Hải An, TP. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Ngô Quyền, người mở đầu thời đại tự chủ cho nước ta, đại thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938.
Đặc điểm: Tế lễ, dâng hương, tham quan di tích lịch sử bãi cọc Bạch Đằng.
Hội đền Khả Lãm
Thời gian: 3/6 âm lịch
Địa điểm: Quận Kiến An, Tp. Hải Phòng
Đối tượng suy tôn: Công chúa Chiêu Minh con vua Trần Thánh Tông có công xây cầu, mở chợ, chăm sóc người già, giúp người hoạn nạn và hiến toàn bộ ruộng vườn riêng cho dân.
Đặc điểm: Lễ dâng hương, tưởng niệm, tụng kinh, cầu siêu.
Hội đền Nghè
Thời gian: 8 - 10/2 âm lịch.
Địa điểm: Quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Lê Chân, nữ tướng thời Hai Bà Trưng.
Đặc điểm: Lễ rước mũ, cỗ tế chay.
Hội đền Phú Xá
Thời gian: 20/8 âm lịch.
Địa điểm: Phường Đông Hải, quận Hải An, TP.Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Trần Hưng Đạo, bà Bùi Thị Tự Nhiên - người giữ kho lương quân đội Đại Việt và có công xây dựng lại đền Phú Xá.
Đặc điểm: Lễ tế, rước thần vị, cờ tướng, chọi gà.
Hội đền Trạng-Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thời gian:28/11 âm lịch.
Địa điểm:Thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn:Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đặc điểm: Tế lễ tưởng niệm trang trọng tại khu di tích đền Trạng. Đây là sự kiện văn hóa lớn ở Hải Phòng thu hút nhiều khách trong và ngoài nước.
Hội đu xuân
Thời gian: Các ngày Tết Nguyên đán.
Địa điểm: Một số địa phương thuộc các huyện Thủy Nguyên và An Lão, TP. Hải Phòng.
Đặc điểm: Chơi đu.
Hội chèo bơi
Thời gian: 21/1 âm lịch.
Địa điểm: Thị trấn Cát Hải, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng.
Đặc điểm: Đua thuyền rồng.
Hội chùa Phổ Chiếu
Thời gian: 4/1 âm lịch.
Địa điểm: Phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Tp. Hải Phòng.
Đặc điểm: Giỗ sư tổ.
Hội chùa Vẽ
Thời gian: 10 - 20/8 âm lịch.
Địa điểm: Bến cảng sông Bạch Đằng, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Đức Phật, Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo).
Đặc điểm: Cầu kinh, dâng hương. Lễ vật dâng cúng đặc biệt có bánh đa vừng, theo tích Trần Hưng Đạo dùng bánh đa rắc vừng thành bản đồ chiến trận gửi cho toàn quân biết và nghiên cứu. Lễ hội được gọi là "Trận đồ ăn no đánh giặc".
Hội chợ Giải
Thời gian: Sáng 2/1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Hà Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Trần Quốc Thành (một vị tướng tài thời Trần).
Đặc điểm: Hội chợ đầu năm mua bán lấy may.
Hội chợ Xưa
Thời gian: 1/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Xưa, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.
Đặc điểm: Chợ họp sáng mùng 1 Tết nguyên đán, bán đủ sản vật nông nghiệp địa phương. Cầu buôn may bán đắt cho cả năm.
Hội Hạ Đôi
Thời gian: 15/3 âm lịch.
Địa điểm: Làng Hạ Đôi (xã Tiên Thanh) và làng Cẩm Khê (xã Toàn Thắng), huyện Tiên Lãng, Tp. Hải Phòng.
Đặc điểm: Tế Thành hoàng bản thổ, lễ xuống đồng.
Hội Phục Lễ
Thời gian:2 - 6/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, Tp. Hải Phòng.
Đặc điểm: Hội có hát đúm, thi làm cỗ chay, dệt vải và các trò chơi dân gian.
Hội Phủ Thượng Đoạn
Thời gian: 1 - 15/3 âm lịch.
Địa điểm: Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Bà chúa Liễu Hạnh, chư Phật.
Đặc điểm: Lễ mộc dục, lễ rước; hát chầu Thánh Mẫu, hát ca trù, múa rối nước.
Hội Tát Giang (Hội hát đúm đêm trên sông)
Thời gian: 10 - 15/8 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng.
Đặc điểm: Người hát bơi thuyền trên sông, bài hát tự nghĩ ra, hát thi liền 3 đêm, ai không đối nổi là bị thua cuộc.
Hội vật cầu
Thời gian: 6/1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).
Địa điểm: Làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Tướng quân Phạm Ngũ Lão (đời Trần).
Đặc điểm: Thi tranh tài môn vật cầu của thanh niên trong vùng. Quả cầu được làm từ củ chuối, đường kính 30 - 40cm, nặng gần 20kg.
Lễ hội Cát Bà - Hội đua thuyền rồng
Thời gian: 1/4 dương lịch.
Địa điểm: Thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn:Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến nghề cá.
Đặc điểm: Đua thuyền kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà năm 1959 và cũng là ngày truyền thống của ngành thủy sản.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Thời gian: 9/8 âm lịch.
Địa điểm:Quận Đồ Sơn, Tp. Hải Phòng.
Đối tượng tôn vinh: Thuỷ thần.
Đặc điểm: Chọi trâu, tục hiến tế Thuỷ thần.
Lễ hội Miếu Thủy Tú - Thủy Nguyên
Thời gian: 9-12/3 âm lịch.
Địa điểm: Miếu Thủy Tú, thôn Thủy Tú, xã Thủy Đường, huyện Thủy Nguyên.
Đối tượng suy tôn: Phạm Quang, tướng công đã có công giúp vua Lê Hoàn đánh thắng quân Tống trên sông Bạch Đằng.
Đặc điểm: Hội có trò đu tiên, hát đúm, ca trù, thi đánh vật, đấu cờ.